Tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế gắn với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Đăk Glei
18/07/2021 21:44:38
Đăk Năng là thôn đặc biệt khó khăn của thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, số hộ nghèo chiếm hơn 50%. Năm 2014, trong thôn có 13 hộ gia đình thuộc diện nghèo được giao đất, giao rừng theo Quyết định 1264/QĐ-UBND ngày 18/11/2011 của UBND tỉnh Kon Tum về việc Phê duyệt điều chỉnh Phương án tổng quan giao rừng, cho thuê rừng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2009-2013 (QĐ 1264), trong đó có hộ gia đình ông A Chiết được nhận với diện tích 9,7 ha.
Đăk Năng là thôn đặc biệt khó khăn của thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, số hộ nghèo chiếm hơn 50%. Năm 2014, trong thôn có 13 hộ gia đình thuộc diện nghèo được giao đất, giao rừng theo Quyết định 1264/QĐ-UBND ngày 18/11/2011 của UBND tỉnh Kon Tum về việc Phê duyệt điều chỉnh Phương án tổng quan giao rừng, cho thuê rừng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2009-2013 (QĐ 1264), trong đó có hộ gia đình ông A Chiết được nhận với diện tích 9,7 ha.
Rẫy Cao su ông A Chiết trồng năm 2015
Ông A Chiết sinh năm 1955, dân tộc Dẻ -Triêng, hiện nay ông là Hội trưởng Hội người cao tuổi của thôn, ông có 05 người con đã trưởng thành và tất cả đều lập gia đình. Trước đây, gia đình ông là một hộ thuộc diện hộ nghèo trong thôn, từ năm 2015 gia đình có nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và tiền dịch vụ môi trường rừng nhận được hàng năm, gia đình đã vươn lên thoát nghèo. Có được ít vốn để dành và tận dụng nguồn lao động sẵn có ông đã đột phá, mạnh dạn theo phương thức lấy ngắn nuôi dài, đã trồng được 900 cây Cao su, những năm tiếp theo ông trồng 1.000 cây Cà phê nay chuẩn bị thu hoạch, không dừng lại ở đó ông tiếp tục đầu tư thêm 1.000 cây Cà phê giống để trồng vào mùa mưa năm nay. Ông cho biết thêm sang năm tới ông sẽ đăng ký trồng hơn hecta cây Thông ba lá trên diện tích đất trống mà gia đình nhận bảo vệ rừng.
Ông A Chiết chuẩn bị Cà phê giống để trồng năm 2019
Trong những năm qua, ông chăm lo phát triển kinh tế gia đình nhưng bản thân và gia đình không quên nghĩa vụ của người được nhận đất, nhận rừng đó là bảo vệ và phát triển diện tích rừng được giao; phối hợp với tổ bảo vệ rừng của thôn do đồng chí thôn phó làm tổ trưởng tổ bảo vệ rừng theo QĐ 1264. Ông luôn có tinh thần trách nhiệm, thường xuyên đi kiểm tra rừng ít nhất một tháng từ 2 đến 3 lần. Là Hội trưởng Hội người cao tuổi, ông luôn tham gia đầy đủ các buổi họp tuyên truyền do Kiểm lâm địa bàn tổ chức, thường xuyên vận động bà con trong thôn canh tác ổn định trên nương rẫy của mình, không cơi nới vào rừng và tham gia nhiều ý kiến thiết thực trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng.
Từ một thôn đặc biệt khó khăn, ông đã vươn lên thoát nghèo, tạo được uy tín đối với bà con trong thôn. Vì vậy, bà con lấy ông làm tấm gương để học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình và học tập nhiệm vụ Quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng trên địa bàn thôn./.